Trải nghiệm của Bé gói bánh Chưng

Trường mầm non Châu Can A

Trải nghiệm của Bé gói bánh Chưng

Ngày đăng: 16/01/2023 Lượt xem: 111

    HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA BÉ GÓI BÁNH CHƯNG

    TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2023

    Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

    Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…

    Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt dù có đi đâu, ở đâu cũng sẽ quay về sum họp với gia đình và cùng nhau gói những chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết để cúng gia tiên. 

    Có thể nói, bánh chưng trong tiềm thức người Việt là món ăn đặc trưng của dân tộc, là cảm giác háo hức thời ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình ấm áp trong ngày đầu năm mới.

    Bánh chưng xanh món ăn không thể thiếu ngày tết

    Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng xuất hiện từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Theo sự tích truyền lại, nhân dịp đầu xuân năm mới, vua Hùng muốn truyền lại ngôi vị, nhưng chưa biết phải chọn ai trong các vị hoàng tử tài hoa. Chính vì thế, vua Hùng truyền chỉ, nếu ai dâng lên món quà vừa ý thì sẽ truyền lại ngôi vua.

    Đến ngày dâng lễ, các hoàng tử đều dâng đủ các thứ sơn hào hải vị quý hiếm trên đời, duy chỉ có vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu, mồ côi mẹ và cũng nghèo khó nhất vẫn lo lắng chưa biết dâng lễ gì. 

    Đêm đó, hoàng tử Lang Liêu mộng thấy vị thần mách bảo “ Trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, hãy lấy gạo nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho đất trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành của cha mẹ.”

    Hoàng tử Lang Liêu mừng rỡ, dâng lên vua cha bánh chưng - bánh . Đây chính là nguồn gốc của hai loại bánh truyền thống của đất nước ta.

    bánh chưng ngày Tết Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày Tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh dày.

    Theo truyền thuyết, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh và hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên có màu trắng và không nhân vị.

    Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dày dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dày là món ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn và bao la như trời đất của cha mẹ.

    Việt Nam gắn liền với nền văn minh lúa nước chính vì vậy từ xa xưa đời sống của người dân Việt đã phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Thiên nhiên quyết định sự ấm no của con người. Bánh chưng được làm ra mỗi dịp Tết đến để thể hiện sự biết ơn với trời đất và mong muốn năm tiếp theo sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu.

    Trường mầm non Châu Can A tổ chức cho trẻ trải nghiệm gói bánh Chưng nhằm giúp các con hiểu về truyền thống văn hóa về bánh chưng ngày Tết vẫn rất cần trao truyền lại cho mai sau, để cùng gìn giữ, lưu dấu một phong tục đẹp trong văn hoá dân tộc Việt.

    Một số hình ảnh trải nghiệm của trẻ gói Bánh Chưng.

     

     

     

    Trường mầm non Châu Can A

    Môi trường giáo dục tốt nhất cho bé hiện nay

    Địa chỉ: Thôn Nội, Xã Châu Can, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội

    Điện thoại: 0963 432 929                       

    Email: mnchaucana@phuxuyen.edu.vn

    Website: mnchaucana.edu.vn

     

    Liên kết MXH

    Trường mầm non Châu Can A
    Zalo
    Hotline